Gần đây bạn thấy máy tính của bạn hoạt động chậm đi rất nhiều. Và bạn đang cảm thấy thắc mắc không biết nguyên nhân từ đâu. Có thể một thiết bị phần cứng nào đó trong máy tính bị hỏng hóc và cần được thay thế. Nếu liên quan đến hiệu suất trong máy tính rất có thể là do Ram xảy ra vấn đề. Vậy đây là thời điểm các bạn cần thay thế
Ram máy tính? Hãy cùng theo dõi với chúng tôi trong bài viết dưới đây nhé!
Máy tính không chạy đa nhiệm tốt như ban đầu
Máy tính không chạy đa nhiệm tốt như ban đầu
Một trong những thời điểm mà các bạn cần để ý khi Ram bị thiếu chính là khả năng đa nhiệm của máy tính bị giảm hẳn. Trước các bạn có thể mở chục tab một lúc nhưng gần đây, bạn mới mở 5 tab thôi là máy đã bắt đầu bị đơ. Nhất là khi mở các ứng dụng nặng như Photoshop, game video lại càng mất nhiều thời gian.
Đương nhiên cũng không chỉ là do Ram bị lỗi là nguyên nhân chính để gây ra sự cố đó nhưng nếu các bạn không thể nào tìm ra được nguyên nhân khác nữa thì chắc chắn liên quan đến các vấn đề của Ram. Các bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách khởi động lại máy tính mà không mở bất cứ một ứng dụng nào để kiểm tra xem vấn đề có phải là do Ram không. Nếu như điều đó vẫn xảy ra thì tốt nhất là các bạn nên thay thế Ram mới.
Ứng dụng đột nhiên bị treo
Cũng tương tự như việc làm giảm hiệu suất của máy tính thì đột nhiên ứng dụng bị treo mà trước đó không thấy một dấu hiệu nào. Có thể nguyên nhân không hoàn toàn là do Ram nhưng mà cũng có thể là do Ram bị lỗi.
Điều này sẽ đúng nếu như không có nhiều dấu hiệu thể hiện quá rõ khi xảy ra sự cố. Ví dụ như lỗi màn hình xanh xuất hiện trên Windows mỗi khi bạn mở một ứng dụng nhất định, có thể là do ứng dụng đó là thủ phạm không phải là lỗi phần cứng. Nhưng nếu như lỗi đó mà xảy ra một cách bất chợt và không có dấu hiệu cụ thể nào thì đó là lỗi do Ram.
Không thể khởi động được Card màn hình
Không thể khởi động được Card màn hình
Khi các bạn bắt đầu mở máy thì sẽ nghe thấy tiếng bíp lớn nghĩa là phần cứng của bạn đã được nhận dạng và khởi động chính xác. Nhưng bạn mà không nghe thấy tiếng bíp cũng có nghĩa là phần cứng không được nhận dạng thì rất có thể là do lỗi Ram. Các bạn cũng sẽ nhận ngay được một thông báo trên màn hình. Dù vậy cũng có thể không hoàn toàn đổ lỗi cho Ram được mà có thể là do card video. Trên máy Mac nếu máy tính mà phát ra ba tiếng bíp khi khởi động nghĩa là Ram đang bị lỗi.
>>> Chi tiết về dịch vụ thu mua laptop cũ giá cao
File dữ liệu quan trọng nào đó đã bị hỏng
Nếu như các bạn thấy rằng có file nào đó mà các bạn rất hay sử dụng tự nhiên lại bị hỏng thì có thể là do Ram đã xảy ra vấn đề. Nhưng nếu các bạn thấy máy tính có rất nhiều file bị hỏng và vấn đề trở nên nghiêm trọng theo thời gian, thì chắc chắn Ram là nguyên nhân. Đó là do Ram đã bị lỗi khiến cho cấu trúc ổ cứng bị lỗi và không thể khởi động được máy tính.
Dung lượng Ram hiện không chính xác
Nếu các bạn kiểm tra Ram trên máy tính mà thấy không đúng như bình thường thì có thể là do Ram của bạn đang bị lỗi. Với hệ điều hành Windows bạn cầm bấm chuột phải vào Start > System > About > Hiện ra một bảng tổng quan về số liệu của máy gồm dung lượng Ram trên lý thuyết.
Đối với máy tính Mac > Apple > About This Mac và tab Overview đã được chọn. Giống với Windows các bạn sẽ thấy bảng thống kê các thông số cơ bản của máy gồm cả dung lượng Ram. Các bạn cần phải so sánh chúng xem con số hiện lên có đúng với con số mà các bạn sử dụng hay không thì mới có thể biết được kết quả một cách chính xác nhất được.
Mẹo kiểm tra xem Ram có đang bị lỗi không?
Giống như chúng tôi đã đề cập ở trên không phải tất cả các lỗi ở trên đều xuất phát từ Ram. Cũng sẽ có rất nhiều các nguyên nhân khác nữa như là nguồn điện kém, nhiệt độ cao, virus hay phần mềm độc hại, hệ điều hành bị hỏng hay các phần cứng khác trong máy tính bị lỗi. Nhưng nếu các bạn thường xuyên gặp một trong các vấn đề trên thì nên kiểm tra để chẩn đoán chính xác được nguyên nhân.
Kiểm tra trên máy tính Windows
Kiểm tra trên máy tính Windows
Windows có tích hợp một công cụ chẩn đoán bộ nhớ. Để chạy được công cụ này các bạn cần bấm tổ hợp phím Windows + R > “mdsched” vào khung trống > Enter. Bạn khởi động lại máy tính và công cụ này sẽ chạy các bài kiểm tra khi khởi động lại. Các vấn đề sẽ được tìm thấy và hiển thị trong những thông báo trên thanh Taskbar.
Kiểm tra trên máy tính macOS
Máy Mac cũng đã được tích hợp với trình kiểm tra bộ nhớ. Để sử dụng được các bạn cần khởi động lại máy tính và bấm giữ phím D khi khởi động để chuyển đến màn hình chẩn đoán. Trên máy mới thì quá trình kiểm tra sẽ tự động. Người dùng trên các phiên bản cũ cần chọn tab Hardware Tests, bấm vào hộp để kiểm tra cạnh mục Perform extended testing > bấm Test.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn về những thời điểm cần phải thay thế Ram cho máy tính của bạn. Hy vọng với những chia sẻ đó các bạn đã có thể nắm bắt được nhiều thông tin hơn về vấn đề sử dụng máy tính.
>>> Tin liên quan: Các phương pháp nâng cấp máy tính đơn giản và hiệu quả nhất