Gần đây, bạn thấy
máy tính cũ của mình chạy chậm hơn trước. Không người dùng nào thích máy tính thao tác chậm vì các công việc hàng ngày đều sẽ liên quan đến máy tính. Như thế sẽ ảnh hưởng lớn đến thời gian và hiệu suất hoàn thành công việc. Vậy có những nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tệp hệ thống Windows bị hỏng
Tệp hệ thống Windows bị hỏng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến tệp hệ thống của Windows bị hỏng. Nếu như đây là lý do khiến máy tính chạy chậm thì có thể là do hệ thống gặp phải lỗi trình điều khiển, màn hình xanh hay đen và nhiều vấn đề khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc hàng ngày của bạn.
Windows 10 sẽ có hai công cụ chính mà các bạn có thể khắc phục được vấn đề này đó là Deployment Image Service and Management Tool (DISM) and System File Checker (SFC). Công cụ này có thể tự phát hiện và khôi phục tệp bị hỏng để khôi phục lại máy tính về tình trạng tốt nhất. Dưới đây là các thao tác các bạn cần làm:
- Bước 1: Bấm chuột phải vào menu Start và chọn Windows PowerShell từ menu hiển thị.
- Bước 2: Bấm Yes trong hộp thoại cảnh báo hiển thị.
- Bước 3: Trong cửa sổ Windows PowerShell, nhập lệnh và bấm Enter.
- dism /Online /Cleanup-image /Restorehealth
- Bước 4: Công cụ DISM sẽ kiểm tra trạng thái của các hình ảnh hệ thống. Đảm bảo máy tính đang kết nối với Internet để tính năng này hoạt động.
- Bước 5: Sau khi quá trình quét đã hoàn tất, các bạn cần nhập tiếp lệnh và bấm Enter.
- sfc /scannow
- Bước 6: Sau khi đã hoàn tất, các bạn cần khởi động lại máy tính.
Phần mềm chống virus
Phần mềm chống virus
Nếu như máy tính của bạn chậm lại vào các thời điểm ngẫu nhiên thì có thể phần mềm chống virus là thủ phạm. Điều này là do những chương trình chống virus sử dụng quá nhiều sức mạnh xử lý khi chạy trong nền. Cần thay đổi cài đặt này của phần mềm để khắc phục sự cố.
- Bước 1: Kích hoạt phần mềm chống virus đã cài đặt trên máy tính.
- Bước 2: Trong cửa sổ phần mềm, bấm Scanner.
- Bước 3: Chọn thẻ Scan Scheduler. Chọn tùy chọn quét tự động mà các bạn muốn thay đổi và bấm Edit.
- Bước 4: Trong hộp thoại mới hiển thị, cần thay đổi ngày giờ quét để điều chỉnh theo lịch nào thuận tiện cho bạn. Nếu không, các bạn nên tắt tính năng quét tự động và chọn quét thủ công. Nếu như chuyển sang quét thủ công thì các bạn cần đảm bảo quét trên máy tính thường xuyên để tránh rủi ro bảo mật.
Cách sửa lỗi này sẽ đảm bảo các phần mềm chống virus không chạy quét khi bạn đang thực hiện những tác vụ quan trọng trên máy tính. Nếu như chương trình này là lý do máy tính chậm lại, thì việc thay đổi lịch trình hay tắt tính năng quét tự động sẽ giải quyết được vấn đề.
>>> Bật mí cách xử lý khi máy tính bàn văn phòng chạy chậm
Ổ cứng gần hết dung lượng
Ổ cứng gần hết dung lượng
Máy tính của bạn sẽ bị chậm lại nếu như hệ thống đang sử dụng hơn 95% dung lượng ổ cứng. Kiểm tra dung lượng ổ cứng để xem những phần mềm, ứng dụng và dữ liệu nào đang chiếm dụng và xóa đi các thứ không cần thiết.
- Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + S. Sau đó, nhập “storage” vào khung trống và chọn Storage settings từ kết quả tìm kiếm.
- Bước 2: Nếu như ổ cứng của bạn mà không được phân vùng, cửa sổ Storage settings cũng sẽ hiển thị những danh mục khác nhau đang sử dụng dung lượng trên máy tính. Nhưng nếu như đã được phân vùng, cần chọn This PC hay ổ C: và các bạn sẽ thấy dữ liệu trên máy tính đang chiếm dung lượng ổ cứng như thế nào.
- Bước 3: Từ các danh mục này, cần chọn các danh mục đang chiếm dung lượng lớn, tiếp theo cần kiểm tra danh mục nào mà bạn không sử dụng nữa. Sau đó, xóa hay gỡ cài đặt để giải phóng dung lượng.
Thay đổi cài đặt nguồn
Thay đổi cài đặt nguồn
Trong nhiều trường hợp, thiết lập sử dụng nguồn của máy tính cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu năng của máy tính, đặc biệt nếu như máy tính đang ở chế độ Battery Saver hoặc Recommended mode.
Ví dụ nếu bạn kích hoạt quá nhiều các ứng dụng và tab trình duyệt, tốt nhất nên cài máy tính ở chế độ High-Performance. Nhưng điều này sẽ làm giảm thời lượng pin của máy tính nhanh chóng hơn.
- Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + S. Sau đó, nhập “edit power plan” vào khung trống và chọn Edit power plan từ kết quả tìm kiếm.
- Bước 2: Chọn tùy chọn Change advance power settings trong hộp thoại mới.
- Bước 3: Từ menu xổ xuống, chọn High performance và bấm OK.
Ngoài ra, cũng sẽ có một sự thật và là lý do phổ biến nhất khiến máy tính chạy chậm đó là máy tính đã quá cũ và các thông số kỹ thuật không còn đủ mạnh. Do đó, khi chơi game và chạy ứng dụng sử dụng nhiều CPU sẽ gặp sự cố trễ, lag… vì hệ thống không đủ tốc độ hay bộ nhớ để xử lý nhiều tác vụ cùng một lúc. Trong trường hợp đó mà không có giải pháp nào tốt hơn thì giải pháp thay thế máy tính mới sẽ là đúng đắn nhất.
Trên đây là những nguyên nhân và giải pháp khi máy tính Windows 10 bị chậm. Hy vọng với những chia sẻ dưới đây của chúng tôi các bạn đã có thể khiến cho máy tính của mình chạy nhanh hơn nhiều rồi.
>>> Tin liên quan: Nên sử dụng máy tính tự build hay đã lắp ráp sẵn?