Màn hình sử dụng công nghệ G-Sync của Nvidia luôn có giá đắt hơn màn hình sử dụng công nghệ FreeSync của AMD. Nhưng khoản chênh lệch đó đáng để đầu tư
Cả hai công nghệ G-Sync và FreeSync đều cùng có một chức năng đó là biến đổi tần số làm tươi của màn hình cho phù hợp với số khung hình của người chơi. Các màn hình thông thường sẽ có tần số làm tươi cố định như 60Hz hay 144Hz, bất kể card hình xuất ra bao nhiêu fps. Với công nghệ G-Sync và FreeSync, tần số màn hình sẽ biến đổi theo fps của người chơi (VD: card hình xuất ra 72fps thì tần số màn hình sẽ đổi thành 72Hz thay vì giữ nguyên 60). Nhờ đó, màn hình triệt tiêu các hiện tượng xé hình, giật mình và cho bạn trải nghiệm mượt mà. Vấn đề là G-Sync và FreeSync có cách tiếp cận khác nhau để đạt được hiệu quả này.

Nvidia vốn chiếm lĩnh thị trường muốn các màn hình có công nghệ G-Sync của họ phải là tốt nhất. Do vậy, các nhà sản xuất màn hình phải trang bị một thiết bị phần cứng lên trên màn hình của họ và đương nhiên họ phải mua từ Nvidia. Mặc dù điều này giúp họ kiểm soát chất lượng nhưng đồng nghĩa với giá của các màn hình này sẽ cao hơn đáng kể, thường từ mức 8 triệu đồng trở lên như màn hình sau: Asus VG258QR.
AMD phát triển công nghệ FreeSync dựa trên chuẩn VESA Adaptive-Sync, một phần của DisplayPort 1.2a. Và AMD không thu phí công nghệ này vì nó được phát triển trên một chuẩn mở. Đương nhiên trang bị công nghệ này lên màn hình cần thêm 1 số chi phí nên sẽ làm các màn hình có FreeSync đắt hơn 1 chút nhưng không là gì so với các màn hình G-Sync. Các màn hình FreeSync có giá dao động từ khoảng: 4.699.000đ.

Việc rẻ hơn, dễ tiếp cận hơn đã giúp số lượng màn hình có FreeSync lớn hơn rất nhiều so với các màn hình có G-Sync. Và công nghệ của AMD có thêm một ưu điểm nữa đó là FreeSync có thể hoạt động trên cáp HDMI, còn G-Sync chỉ hoạt động trên DisplayPort. Đừng lo lắng quá về vấn đề này bởi nếu bạn mua màn hình có G-Sync bạn sẽ luôn được tặng kèm dây DisplayPort.
Đương nhiên FreeSync có nhược điểm là chúng chỉ hoạt động trên một tần số quét nhất định. Ví dụ màn hình của bạn có tần số quét trong khoảng 40-75Hz thì khi fps tụt xuống dưới 40, hiện tượng giật hình và xé hình sẽ xảy ra. Để khắc phục điều này AMD có công nghệ LFC, tuy nhiên không bắt buộc các nhà sản xuất màn hình trang bị chúng. Do đó các mẫu màn hình FreeSync giá rẻ sẽ thường không có công nghệ này. G-Sync thì hoàn toàn không bị vấn đề này.

May thay AMD có danh sách các màn hình trang bị công nghệ FreeSync và dải tần số hoạt động của chúng. Nvidia cũng có một trang tương tự cho các màn hình G-Sync. Còn nếu các bạn muốn xem video hỏi chuyên gia gốc thì có thể theo dõi dưới đây: